Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Phân tích đặc điểm loại hình công ty TNHH 2 thành viên

Written By Bravolaw on Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016 | 19:27

Loại hình công ty TNHH đã quá quen thuộc với mọi người, nhưng loại hình 1 thành viên và 2 thành viên có khác nhau gì ở đây. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn về loại hình công ty này cũng như trình tự thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên như sau


công ty tnhh 2 thành viên

Ưu nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên


Ưu điểm loại hình công ty TNHH 2 thành viên


- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

>>> Với những ưu điểm đó, mô hình công ty TNHH hai thành viên được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi thành lập mới doanh nghiệp, phù hợp với những công ty có quy mô nhỏ hoặc không có nhu cầu phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Tuy  nhiên loại hình này đòi hỏi doanh nghiệp của bạn phải thỏa một số điều kiện theo quy định của pháp luật dưới đây:



Điều kiện thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên


Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên. Bên cạnh đó cũng tương tự loại hình công ty khác. Điệu kiện cần là: 

1. Tên doanh nghiệp:



Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố (đáp ứng các điều kiện theo quy định điều 31, 32, 33, 34 Luật doanh nghiệp). Như vậy trước khi thành lập công ty bạn nên lựa chọn một vài tên doanh nghiệp và tiến hành tra cứu trên trang https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để tránh trường hợp trùng với các đơn vị khác.

2. Trụ sở doanh nghiệp sau khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên .

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

3. Ngành nghề kinh doanh

Tuỳ từng lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện trước khi đăng ký và/hoặc sau khi đăng ký kinh doanh, ví dụ như: kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải chứng minh số vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh…Không được đăng ký các ngành bị cấm, nhà nước không cho phép. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải thỏa điều kiện phụ đó mới được tiến hành đăng ký.

4. Vốn điều lệ và Vốn pháp định

- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

Nguồn: luatsuonline.vn

Đăng nhận xét