Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

Tìm hiểu về thành lập công ty cổ phần năm 2022

Written By Bravolaw on Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021 | 19:28

Công ty cổ phần là loại hình được nhiều người ưa chuộng vì khả năng dễ dàng huy động vốn. Tuy nhiên đây cũng là loại hình có quy trình thành lập phức tạp hơn các loại hình khác. Để hiểu rõ được quy trình thành lập công ty cổ phần năm 2022 mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Luật Bravolaw.

Tìm hiểu về thành lập công ty cổ phần năm 2022

Công ty cổ phần là gì?

Trước khi tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty cổ phần, cần hiểu như thế nào là công ty cổ phần. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần là một trong 5 loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp. Tại Điều 110 Luật Doanh nghiệp thì công ty cổ phần được định nghĩa là doanh nghiệp mà trong đó:

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần hoặc cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Để thành lập công ty cổ phần thì người thành lập công ty phải tiến hành soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký kinh doanh. Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty cổ phần sẽ phức tạp hơn vì công ty có nhiều thành viên, tỉ lệ góp vốn khác nhau và cơ cấu tổ chức quản lý phức tạp. Quy trình thành lập công ty cổ phần bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Thành phần hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần theo mẫu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phụ lục I-4 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT về đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty công ty cổ phần;

– Danh sách cổ đông sáng lập theo mẫu tại Phụ lục I-7 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các cổ đông sáng lập là cá nhân;

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông sáng lập là tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.

– Quyết định góp vốn của cổ đông là tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty cổ phần đặt trụ sở chính. Các chuyên viên tại Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định pháp luật và các thông tin kê khai chính xác thì hồ sơ được xem là hợp lệ. Phòng đăng ký kinh doanh tiến hành tiếp nhận hồ sơ nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Để đi vào hoạt động thì công ty cổ phần phải thực hiện một số thủ tục pháp lý khác Trước tiên, doanh nghiệp phải treo biển tại trụ sở công ty, tiến hành khắc con dấu tròn tại cơ sở được cấp phép và thông báo mẫu dấu tới Phòng đăng ký kinh doanh.

Về thủ tục thuế, công ty phải đến cơ quan thuế nơi công ty đặt trụ sở để tiến hành một số thủ tục như:

–  Kê khai và nộp thuế môn bài (trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);

– Đăng ký tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản tới Phòng đăng ký kinh doanh;

– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

– Đặt hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn.

Có thể thấy rằng, khâu chuẩn bị hồ sơ là khâu quan trọng nhất và cũng khá là phức tạp đối với việc thành lập công ty cổ phần. Nếu như soạn thảo hồ sơ sai sót sẽ dẫn đến mất thời gian sửa đổi, bổ sung và công sức của người thành lập doanh nghiệp. Để tiết kiệm thời gian và có được kết quả nhanh chóng, chính xác bạn có thể liên hệ với dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Luật Bravolaw để nhận được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc.

Đăng nhận xét