Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

3 điều cần chú ý khi hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam

Written By Bravolaw on Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022 | 00:54

Khi thành lập công ty bằng cách hợp nhất hai công ty cùng loại, ví dụ bạn muốn thành lập công ty cổ phần bạn có thể hợp nhất hai công ty cổ phần lại để tạo thành một công ty lớn mạnh hơn. Tuy nhiên để làm được điều này thì cần lưu ý mà Luật Bravolaw chia sẻ 3 điều cần chú ý khi hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam dưới đây.

3 điều cần chú ý khi hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam

Làm sao để hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam

Hiểu được bản chất của hợp nhất doanh nghiệp:

Hợp nhất hai công ty là con đường ngắn nhất để có một công ty lớn mạnh cả về nhân sự lẫn tài chính, khi hợp nhất hoạt động công ty cộng dồn về vốn, tài sản, nhân sự, thị phần,…. Của hai hay nhiều doanh nghiệp được hợp nhất, như vậy những công ty bị hợp nhất sẽ không còn tồn tại, đồng thời công ty mới được thành lập phải tổ chức lại bộ máy quản lý để phù hợp với mô hình lớn hơn.

Khả năng hợp nhất công ty:

Tất nhiên rằng để hợp nhất hai hay nhiều công ty cùng loại với nhau thì khi hợp nhất xong thì công ty mới phải lớn mạnh về mọi mặt, vì thế trước khi hợp nhất bạn cần xem những công ty bị hợp nhất có đáp ứng những khả năng như:
- Các báo cáo tài chính.
- Những khoản phải trả và phải thu.
- Tình hình về đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty bị hợp nhất.
- Thị trường, khách hàng trước khi hợp nhất.
- Những địa điểm kinh doanh, chi nhánh của công ty bị hợp nhất.
- Hình ảnh công ty có tốt hay không.
- Cơ sở vật chất, tài sản cố định.
- Đăng ký và giấy phép, phân chia khu vực kinh doanh.

Quy trình hợp nhất doanh nghiệp:

Được diễn ra theo 3 bước sau:
Bước 1:
Các công ty bị hợp nhất thực hiện những thủ tục đóng mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế. Như vậy những công ty bị hợp nhất cần chuẩn bị hồ sơ để xin đóng mã số thuế.
Bước 2: Sau khi đã xin đóng mã số thuế thì thực hiện thay đổi giấy phép kinh doanh công ty hợp nhất tại sở kế hoạch đầu tư.
Bước 3: Để hoàn thiện công tác hợp nhất thì bạn cần thực hiện hợp nhất công ty, doanh nghiệp tại cơ quan công an. Khi đã nhận được giấy đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư bạn cần thực hiện thủ tục khắc con dấu và xin cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho công ty hợp nhất.

Trên đây là 3 điều bạn cần xem xét trước khi tiến hành thủ tục hợp nhất các công ty cùng loại hình doanh nghiệp với nhau. Để tiện lợi và đúng luật pháp bạn có thể thuê một công ty tư vấn pháp luật nhằm tiến hành thủ tục một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp hay tư vấn vui lòng liên hệ với Luật Bravolaw theo số: 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp.

Đăng nhận xét