Thứ Tư, 23 tháng 11, 2022

Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên?

Written By Bravolaw on Thứ Tư, 23 tháng 11, 2022 | 20:46

Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các thương nhân khi muốn thành lập một doanh nghiệp, luôn luôn phải đối diện với rất nhiều băn khoăn, nên chộn loại hình doanh nghiệp nào là phù hợp nhất đối với khả năng của mình. Trong bài viết này, hãy cùng Luật Bravolaw tìm hiểu một trong số những câu hỏi được nhận được nhiều sự băn khoăn nhất thời gian vừa qua, đó là: Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên?

Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020

Khái quát về doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. 

Doanh nghiệp tư nhân

Khái niệm

Khoản 1 điều 183 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau:

Điều 183: Doanh nghiệp tư nhân.

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc trưng của doanh nghiệp tư nhân.

  • Về tư cách pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân;
  • Về vốn điều lệ: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký;
  • Tài sản của công ty và của chủ sở hữu khó tách rời;
  • Về trách nhiệm tài sản: Chủ sở hữu của công ty chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
  • Về phát hành chứng khoán: Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Khái niệm

Điều 73 khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên như sau:

Điều 73: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Đặc trưng của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Về tư cách pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Tài sản của công ty và của chủ sở hữu là riêng biệt.
  • Về vốn điều lệ: Vốn điều lệ của công ty thuộc do chủ sở hữu duy nhất của công ty đầu tư. Trong công ty không có sự liên kết góp vốn của nhiều thành viên như những loại hình công ty khác.
  • Về trách nhiệm tài sản: Chủ sở hữu của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (chịu trách nhiệm hữu hạn)
  • Về chuyển nhượng vốn: Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Sau khi chuyển nhượng vốn, công ty có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên hoặc doanh nghiệp tư nhân.
  • Về phát hành chứng khoán: Công ty TNHH 1 thành viên không được phát hành cổ phần.

Ưu điểm, hạn chế của từng loại hình.

Doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm

  • Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân có duy nhất một cá nhân làm chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, không bị phụ thuộc, gò bó vào những thành viên khác tỏng công ty. Điều này khiến giúp cho việc quyết định các vấn đề quan trọng của công ty trở nên nhanh chóng hơn, tránh kéo dài thời gian do bất đồng quan điểm.
    • Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
    • Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật .
    • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Thứ hai, chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Thứ ba, việc thành lập, quản lí, hay thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân đơn giản hơn so với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do ít chịu sự ràng buộc của pháp luật doanh nghiệp
  • Thứ tư, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân đơn giản, gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí.
  • Thứ năm, lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân sau khi đã tiến hành toàn bộ nghĩa vụ đối với bên thứ ba.

Hạn chế

  • Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân A do ông Nguyễn Văn B là chủ sở hữu, chẳng may công việc kinh doanh bị thua lỗ, số nợ lên tới hơn 10 tỷ đồng. Công ty không còn khả năng thanh toán dẫn đến phá sản. Số vốn đăng kí trên giấy phép đăng kí kinh doanh là 2 tỷ. Khi đó, ông B phải bán toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đi để trang trải số công nợ. Nếu sau khi bán hết tài sản công ty mà vẫn không đủ để trả nợ, ông B phải tiếp tục bán tài sản của cá nhân, gia đinh để trả nợ chứ không phải chỉ dừng lại ở số tiền 2 tỷ trên.

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời làm chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Điều này  hạn chế quyền huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân so với các loại hình doanh nghiệp khác, gây khó khăn cho việc tăng nguồn vốn của công ty.
  • Do không có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của chủ sở hữu và tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu toàn bộ tài sản của mình sang cho doanh nghiệp..

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Ưu điểm

  • Do có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, từ đó hạn chế rủi ro cho chủ sở hữu trong trường hợp công ty phá sản. Chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ chỉ chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty, điều này hạn chế sự rủi ro cho chủ sở hữu công ty.

Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân A do ông Nguyễn Văn B là chủ sở hữu, chẳng may công việc kinh doanh bị thua lỗ, số nợ lên tới hơn 10 tỷ đồng. Công ty không còn khả năng thanh toán dẫn đến phá sản. Số vốn đăng kí trên giấy phép đăng kí kinh doanh là 2 tỷ. Khi đó, ông B phải bán toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đi để trang trải số công nợ. Sau khi bán hết số tài sản của công ty thì tổng số tiền ông B có được để trả nợ là 5 tỷ. Nghĩa vụ trả nợ của ông B chấm dứt. Ông B không phải tiếp tục bán tài sản riêng của mình để thực hiện việc trả nợ như trường hợp doanh nghiệp tư nhân.

  • Do có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và của chủ sở hữu công ty nên chủ công ty không cần phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản của mình sang cho công ty.
  • Pháp luật chỉ quy định công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không được phát hành cổ phiếu, do đó các loại chứng khoán khác như chứng chỉ quỹ; hợp đồng góp vốn đầu tư vẫn được quyền ban hành. Do đó, khả  năng huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ thuận lợi hơn so với doanh nghiệp tư nhân.
  • Việc chuyển nhượng vốn được quy định chặt chẽ trong pháp luật doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu công ty trong việc kiểm soát hoạt động của công ty.

Hạn chế

  • Việc trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ hạn chế trong giới hạn số vốn đã góp vào công ty hạn chế được rủi ro  cho chủ sở hữu trong trường hợp doanh nghiệp phá sản. Tuy nhiên, chính điều này lại gây ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín  của công ty trước  các đối tác kinh doanh vì khả năng thanh toán  nợ không cao.
  • Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phần nào bị hạn chế vì không được phép phát hành cổ phiếu.
  • Việc quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ khó khăn hơn việc quản lý doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ trong suốt thời gian hoạt động.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thường khó giữ được bí mật kinh doanh, vì lợi nhuận và để thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng, chủ sở hữu thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Bravolaw muốn chia sẻ tới quý khách hàng. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn hay muốn sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến Zalo và Hotline: 1900 6296 để được tiếp nhận.

Đăng nhận xét