Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Doanh nghiệp cần làm gì khi mã số thuế bị đóng

Written By Bravolaw on Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016 | 18:52

Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động mà bị đóng mã số thuế, khiến cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong hoạt động. Vậy tạo sao lại có chuyện như vậy ?  trong thời gian này doanh nghiệp cần làm gì? Bravolaw sẽ tư vấn giúp bạn
bị đóng mã số thuế

Bị đóng mã số thuế cần làm gi??
1. Đóng mã số thuế là gì?
Đóng mã số thuế là trường hợp trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa, công ty bị ngừng hoạt động do đống mã số thuế, không thể thực hiện các công việc như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh….
2. Tại sao doanh nghiệp bị đóng mã số thuế
Khoản 2 điều 15 của Tông tư 80/2012/TT-BTC quy định đối tượng nộp thuế bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (đóng mã số thuế) khi vi phạm các hành vi sau:
“Người nộp thuế ngừng khai thuế, nộp thuế mà không thông báo với cơ quan thuế. Quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, cơ quan thuế gửi công văn thông báo mà không có phản hồi từ phía người nộp thuế. Khi cơ quan thuế kiểm tra không thấy người nộp thuế hoạt động tại cơ sở đã đăng ký với cơ quan thuế”
Những trường hợp bị đóng mã số thuế theo quy định trên phần lớn là do những lý do sau:
  • Không hoạt động ở nơi đăng ký kinh doanh
  • Không nắm vững những quy định về thời hạn kê khai và nộp tờ khai
  • Không nắm vững quy định về nộp thuế và chậm nộp thuế
  • Không nhận được thông báo của Chi cục thuế trực tiếp quản lý
  • Không có bộ phận theo dõi kê khai và nộp thuế để thực hiện những quy định và thông báo của Cơ quan thuế
2. Những việc không được thực hiện, khi bị đóng mã số thuế
 Theo quy định tại điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định về hóa đơn bất hợp pháp là:
“Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế)”
Theo quy định trên, khi bị đóng mã số thuế, nếu doanh nghiệp tiếp tục sửa dụng hóa đơn, thì hóa đơn đó là hóa đơn bất hợp pháp
Như vậy, trường hợp bị đóng mã số thuế, doanh nghiệp không được thực hiện những hoạt động sau:
  • Không được xuất hóa đơn bán hàng hóa
  • Không nộp được tờ khai thuế
  • Không nộp được báo cáo sử dụng hóa đơn
  • Không nộp được các loại thuế theo hình thức nộp qua mạng
  • Bị thu hồi giấy phép kinh doanh
Nếu doanh nghiệp không thực hiện được những hoạt động trên, thì coi như đã dừng hoạt động. Vì thế doanh nghiệp không nên để mình rơi vào tình trạng bị đóng Mã số thuế
3. Cách xử lý khi bị đóng mã số thuế
Để được mở mã số thuế và tiếp tục hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau:
Tìm hiểu lý do bị đóng mã số thuế
  • Khắc phục các hành vi vi phạm dẫn đến bị đóng mã số thuế (thay đổi trụ sở nếu không hoạt động tại trụ sở, nộp đầy đủ các loại tờ khai theo quy định)
  • Gửi công văn xin mở mã số thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan thế sẽ lập biên bản vi phạm đối với người nộp thuế và ra quyết định phạt đối với các hành vi vi phạm của người nộp thuế (mức phạt cao hay thấp, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm và mức độ vi phạm của người nộp thuế)
  • Sau khi người nộp thuế chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì cơ quan thuế sẽ thực hiện các thủ tục mở lại mã số thuế cho doanh nghiệp.
Liên hệ 1900 6296 để được chúng tôi tư vấn miễn phí 100% và hưởng thêm ưu đãi từ dịch vụ 10%

Đăng nhận xét